NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI VÀ QUẢ BÁO

“Thiếu niên hiện thời quá nửa mắc chứng thủ dâm, đó thực sự là một con dao thật sắc giết hại cái thân vậy, hãy nên đau đáu răn dè!”

Ấn Quang Đại sư (1862-1940)

Link sách nói Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=alMI6t5fGWk

Link download sách định dạng PDF:

https://drive.google.com/file/d/1ybay53kdTTH_3bpWbf6vE1tWVf8yNKnP/view

Linh download sách định dạng word:

Tiếp tục đọc

THÂN MẪU HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG TỰ TẠI VÃNG SINH

Sự việc vãng sanh của Từ lão phu nhân (Mã Ôn Thục).

Mẹ của Hòa Thượng Tịnh Không là Mã thái phu nhân đã an lạc vãng sanh vào lúc 4 giờ 45 phút chiều ngày 29 tháng 5 năm 1995 tại Thượng Hải.

Chi tiết sự việc được thuật lại qua bài báo cáo của em trai người là Từ Nghiệp Hoa cư sĩ:

Xin kính chào các vị lãnh đạo, các vị đại đức, các vị đồng tu, thân bằng quyến thuộc. A Di Đà Phật!

Hôm nay, tôi xin thay mặt gia huynh là pháp sư Tịnh Không cùng toàn thể gia đình, gửi lời cảm ơn chân thành đến quý vị đã có mặt để chúc mừng sự việc vãng sanh của thân mẫu chúng tôi!

Từ mẫu là Mã Ôn Thục, sinh năm 1905 trong một gia đình nghèo, tâm địa lương thiện, bà hiền lành cần lao vì gia đình. Gia phụ mất sớm (1947), gia đình không có thứ gì, một mình từ mẫu làm công để duy trì cuộc sống của cả nhà. Sau khi quê nhà được giải phóng, được sự quan tâm giúp đỡ, mẹ chúng tôi vào làm công nhân trong công xưởng, tôi cũng được tiếp tục việc học.

Năm 1957, tôi tốt nghiệp Đại Học Phước Đán và ở lại Thượng Hải làm việc. Năm 1964, Từ mẫu nghỉ hưu lo toan việc gia đình, bà sống siêng năng cần kiệm, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, hòa thuận cùng lối xóm. Năm 1981, được tin tức của gia huynh. Từ mẫu nhìn thấy hình anh chúng tôi, biết người đã xuất gia, trong lòng có chút buồn bã. Năm 1984, gia huynh chúng tôi là pháp sư Tịnh Không đến Hồng Kông hoằng pháp, được sự giúp đỡ, ở độ tuổi 80 mẹ chúng tôi đã có dịp trùng phùng cùng anh chúng tôi là pháp sư Tịnh Không.

Nhìn thấy anh tôi tâm bà bình tĩnh, không rơi lệ, chỉ nói rằng: “Mẹ ngày nào cũng nhớ đến con!” Pháp Sư nói với bà rằng: “Nên mỗi ngày đều niệm A Di Đà Phật, để sau này vãng sanh về thế giới Cực Lạc, mọi người đều có thể ở cùng nhau.” Tử mẫu chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi sơ bộ nghe đến Phật Pháp. Sau khi về, bà ăn chay trường từ đó. Mỗi ngày đều niệm Phật, lễ Phật (lạy Phật), cầu vãng sanh Tịnh Độ (Cực Lạc). Từ mẫu tin tưởng tuyệt đối vào sự tuyệt vời của cõi Tây Phương Cực Lạc, bà bắt đầu phát đại nguyện vãng sanh, kiên trì một câu Phật hiệu A Di Đà Phật.

Lúc đầu, mỗi ngày niệm Phật thường bị tạp niệm xen vào, nhớ đến một số việc vặt trong cuộc sống, lâu dần bà buông tất cả. Đặc biệt là hai năm gần đây, bà chuyên tâm trì niệm, thân tâm thanh tịnh. Có lúc có bạn bè trong và ngoài nước, bà con hay pháp sư đến nhà thăm, bà đều rất bình hòa, nói chuyện không nhiều, khuyên người ăn chay, niệm Phật, cầu sinh về Cực Lạc.

Năm 1992, bà từng mắc bệnh phải nằm viện, trong phòng bệnh bà xây dựng được mối quan hệ tốt với cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế. Trong thời gian nằm viện, bà từng nhìn thấy Bồ Tát Quán Thế Âm với kim sắc trang nghiêm nên hoan hỷ vô lượng. Sau khi nằm viện một tháng bà đã bình phục và về nhà.

Mùa xuân năm 1994, bà lại bệnh phải nằm viện. Có một ngày bà nói với Quế Phương (cháu gái): “Bà nhìn thấy Phật A Di Đà!” còn nói sắp đi rồi. Bà còn dặn: “Không nên khóc, đó là một việc đáng mừng, giúp bà thành tâm niệm Phật là tốt rồi.” Hai mươi ngày sau, bà khỏi bệnh xuất viện. Về nhà lại nói với Quế Phương: “Mùa xuân bà ra đi.”

Tháng 4 năm nay, thân không đau đớn. Có một lần bà nói với Quế Phương rằng: “Bà sắp ra đi.” Quế Phương hỏi: “Bà đi đâu?” Bà trả lời rằng: “Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc! Bà dẫn con đi nhé?” Quế Phương nói: “Bây giờ con không đi. Bà đi đến đó rồi phải không?” Bà trả lời: “Bà đi rồi, thế giới Cực Lạc rất tốt đẹp, sau này mọi người đều đi đến đó.” Quế Phương nói, bà biết trước thời khắc ra đi của mình.

Gần đây bà thật sự làm được buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật. Hành, trụ, tọa, ngọa bà đều niệm Phật, ăn cơm cũng niệm Phật. Có lúc niệm thầm, có lúc niệm thành tiếng, nửa đêm thức dậy cũng niệm, hết sức tinh tấn.

Ngày 25 tháng 5, có Lai Quế Anh cư sĩ từ Mỹ đến thăm bà. Tinh thần của từ mẫu rất tốt, bà khuyên mọi người niệm A Di Đà Phật để cầu sanh Tịnh Độ.

Ngày 27 tháng 5 bà cảm nhẹ, uống ít thuốc. Ngày 28 sốt nhẹ, chúng tôi mời nhân viên y tế đến nhà để chữa trị, tiêm cho bà ít kháng sinh. Ngày 29 bắt đầu hạ sốt, huyết áp và đường huyết đều bình thường. Quế Phương nói, bà lần này sẽ khỏe lại.

Buổi chiều chúng tôi dìu mẹ ngồi dậy. Quế Phương đút cháo cho bà. Chúng tôi vừa niệm Phật vừa đút cháo. Lúc này máy niệm Phật để bên cạnh gối nằm ngày đêm đều được mở, đột nhiên máy niệm Phật lặp lại câu Phật hiệu. Quế Phương nói phải chăng máy bị hư rồi.

Nhưng sau vài tiếng niệm Phật thì máy phát lại bình thường không lặp nữa. Mẹ ăn được nửa chén cháo rồi hướng mắt về Tây nhìn tượng Phật A Di Đà, sau đó bà quay đầu lại nhìn tôi. Bà hướng lên không trung, niệm hai tiếng A Di Đà Phật, đến tiếng thứ ba chưa dứt thì đã ra đi. Chúng tôi trợ niệm cho bà.
Từ mẫu mất ngày 29 tháng 5 năm 1995 (nhằm ngày mùng 1 tháng 5 năm Ất hợi). Thân thể không chút đau đớn (từ mẫu mắc bệnh tiểu đường nên chân trái có vết lỡ đã 2 tháng rồi, thông thường không thể lành được nhưng một tuần trước khi mất vết thương đã lành không còn dấu vết, ngoài ra các vết sưng tấy cũng lặn mất. Thật bất khả tư nghì).

Người chánh niệm phân mình, nhắm mắt an tường ra đi trong tiếng niệm Phật. Người ra đi rất thư thái, hoan hỷ hưởng thọ 90 tuổi. Cuối cùng người đã đến được cõi Tịnh Độ mà người ngày đêm mong đợi. Niệm Phật vãng sanh Cực Lac!

Gia huynh dường như có sự chuẩn bị trước, trước lúc từ mẫu mất 1 tháng, người gửi từ Mỹ về một quyển sách là “Lâm chung những điều cần biết”. Quyển sách ấy rất quan trọng đối với tôi. Xem xong thì biết được những việc cần lưu ý trước và sau khi vãng sanh.

Ngày mà mẹ chúng tôi vãng sanh, có mấy vị cư sĩ đến nhà niệm Phật không ngừng. Đến lúc nửa đêm xuất hiện nhiều tướng tốt lành. Quý cư sĩ nhìn thấy trên đầu mẹ tôi phát sáng, có người nhìn thấy màu sắc khác nhau, có người nhìn thấy sắc vàng, có người nhìn thấy trên đỉnh đầu như có luồng khí bốc ra.

Trong phòng thường thoang thoảng mùi hương, sắc diện mẹ như lúc còn sống, như ngủ một cách an lành vậy. Ngày hôm sau (30 tháng 5), quý cư sĩ lần lượt ngày đêm niệm Phật, nhiễu Phật (kinh hành niệm Phật).

Khoảng 6 giờ chiều hôm đó (sau lúc vãng sanh vào hồi 4h45), quý cư sĩ tiến hành tắm rữa và thay đồ cho bà. Thân thể không hề dơ bẩn, sắc diện hồng hào, các chi mềm như bông (đầu, tay chân so với sanh tiền còn mềm mại hơn nữa). Quý cư sĩ nhìn thấy hoan hỷ vô lượng, tán thán vô cùng!

Ngày thứ ba (31 tháng 5), vào lúc 9 giờ sáng, chúng tôi tiến hành tẩn liệm trong tiếng niệm Phật. Khi di chuyển, thân thể vẫn mềm như thường. Các vị di quan đều nói trước nay chưa từng thấy qua. Quý cư sĩ nói rằng đó là kết quả của việc niệm Phật tu hành.

Họ tặng cho các vị đó sách Phật và thẻ hình Phật, tượng Phật A Di Đà. Ai nấy đều hoan hỷ vô lượng. Từ mẫu tuy không biết chữ, nhưng từ khi được pháp sư Tịnh Không khai thị, nghe được Phật Pháp liền thâm tín Tịnh Độ pháp môn (pháp môn Niệm Phật), phát đại nguyện, chuyên lòng niệm Phật.

Biết trước ngày ra đi, cuối cùng đã vãng sanh về cõi Cực Lạc trong tiếng niệm Phật. Người ra đi thật hoan hỷ!

Điều này đã trở thành một tấm gương cho người trong gia đình. Chính mắt mình nhìn thấy mẹ niệm Phật vãng sanh, khuyến khích chúng tôi từ nay về sau càng nên cố gắng học Phật, đoạn trừ mọi điều ác, tu thiện, chư ác mạc tác (không làm các việc ác), chúng thiện phụng hành (siêng làm các việc lành).

Phật giáo là nền giáo dục chí thiện viên mãn, có thể khiến cho gia đình viên mãn, quốc gia an định, thế giới hòa bình. Người học Phật từ nay về sau nên làm nhiều việc tế thế lợi người, tạo phước cho xã hội, có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước và xã hội.

Gia huynh – Tịnh Không pháp sư bởi do Phật sự hoằng pháp tại Singapore không thể về nước, nhưng cũng đã điện thoại về cảm ơn mọi người.

Cuộc điện thoại của Hòa Thượng Tịnh Không: Hiện nay các tổ chức như: Học Hội Tịnh Tông Mỹ Quốc, giáo hội Phật Dallas Mỹ quốc giáo, học hội Hoa Tạng Tịnh Tông, thư viện Phật Giáo Hoa Tạng, tổ chức quỹ giáo dục Phật Giáo Tài đoàn pháp nhân, Học Hội Tịnh Tông Cao Hùng, Học Hội Tịnh Tông Singapore, Hạnhội Tịnh Tông Canada đều đang tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho từ mẫu. Cả nhà chúng tôi đều rất cảm kích.

Bức thư của Hòa Thượng Tịnh Không:

“Mẹ của tôi (pháp sư Tịnh Không) – Mã thái phu nhân đã an tường vãng sanh cõi Tịnh Độ vào lúc 4h45 phút chiều ngày 29 tháng 5 năm 1995 tại Thượng Hải (cụ thể sự tình, xin xem báo cáo của em trai tôi là Nghiệp Hoa cư sĩ). Ngày 21 tháng 5, tôi nhận lời mời đến Singapore tham học. Ngày 23 nhận lời mời của cư sĩ Phật Giáo Singapore bắt đầu giảng thuật “Báo cáo nghiên cứu Kim Cang Bát Nhã”, dự định có một hai ngàn người tham dự.

Vì để buổi giảng không bị gián đoạn, đại chúng đều được lợi ích và cũng là kỳ vọng của từ mẫu đối với Tịnh Không nên còn lưu lại đất nước Singapore để tiếp tục việc giảng kinh. Nay không kịp về quê nên đành thông qua điện tín gửi lời đến gia quyến.

Mỗi ngày tôi lấy việc niệm Phật, công đức giảng kinh để hồi hướng cho từ mẫu được liên phẩm cao tăng. Xin cảm tạ các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các xã đoàn Phật Giáo, thân bằng quyến thuộc, đồng học liên hữu đã đến điếu tang. Hoặc tụng kinh niệm Phật siêu tiến, hoặc in ấn kinh sách, chế tác CD, băng đĩa quảng kết thiện duyên mà đem công đức đó hồi hướng cho từ mẫu.

Tịnh Không tứ phương hoằng pháp, chưa thể đăng môn bái tạ! Mượn bức thư này để bày tỏ lòng biết ơn!

Nam Mô A Di Đà Phật!
(Phương ngoại hiếu nam – Thích Tịnh Không, Hiếu tử – Nghiệp Hoa).

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Em Dương Minh Luân 14 tuổi, niệm Phật vãng sinh lưu lại 992 viên xá lợi

Em Dương Minh Luân 14 tuổi, pháp danh Thiện Lớn, ngụ tại ấp Châu Long 3, Phường Châu Phú, Châu Đốc, An Giang đã niệm Phật vãng sinh lưu lại 992 viên xá lợi.

Tiếp tục đọc

Thân mẫu Của Hòa Thượng Tịnh Không vãng sanh Lưu Xá Lợi

Sư phụ Thượng nhân tục gia từ mẫu – Ghi chép về sự việc vãng sanh của Từ lão phu nhân (Mã Ôn Thục).

Mẹ của Sư phụ Thượng nhân là Mã thái phu nhân đã an lạc vãng sanh vào lúc 4 giờ 45 phút chiều ngày 29 tháng 5 năm 1995 tại Thượng Hải. Chi tiết sự việc được thuật lại qua bài báo cáo của em trai người là Từ Nghiệp Hoa cư sĩ, dưới đây xin được trình bày nội dung ấy:

Tiếp tục đọc

Đệ tử Của Thiền Sư Hư Vân tự tại vãng Sinh

“Xưa kia, lúc ở núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam, tôi có một đệ tử xuất gia, tên là Cụ Hành. Nay kể chuyện của Thầy đó cho quý vị nghe. Thầy Cụ Hành, lúc chưa xuất gia, thường hút thuốc uống rượu, tham đắm sắc đẹp. Gia đình tám người, thường đến chùa Chúc Thánh làm công quả. Sau này, cả nhà đều xuất gia.

Tiếp tục đọc

Lão Cư Sỹ Phan Lâm Kỳ Phan Ngồi Tự Tại Vãng Sanh

Kính truyền Chư vị Liên hữu tin tức vãng sanh như sau: Đúng 9 giờ tối ngày 20 tháng 8, đến Đại Lý giúp trợ niệm cho Lão Bồ Tát Lâm Kỳ Phan – 91 tuổi, thành viên Ban Hành đường.

Tiếp tục đọc

Tình dục là bản năng?

Có học giả cho rằng tình dục là bản năng, vì nó “tự nhiên, sinh ra đã có” nên không cần phải kiềm chế. Những người này cho rằng lễ giáo đi ngược lại với tính người, việc tiết dục, trinh tiết, trung thủy, v.v… chỉ là tư tưởng bảo thủ của thanh giáo (các tôn giáo, học phái phản đối sự buông thả dục vọng) để đè nén bản năng tự nhiên.

Tiếp tục đọc

Pháp Thiền Kinh Tởm trừ dâm dục

Kết quả hình ảnh cho Samahita Jan Erik Hansen
Tạ Lê Cẩm Tú – PD Karma Drola
Lời Ban Biên Tập: Những ai tu tập theo đạo Phật chính thống cũng thường được biết đến một trong các đề mục quán chiếu là đề mục quán tử thi, quán 32 thể trược của thân thểQuán tử thi với mục đích là xả bỏ lòng tham ái đối với sắc dục, để không còn yêu ái, chìu chuộng cái thân 5 uẩn này, chứ không phải để ghét bỏ nó. Quán tử thi thường được áp dụng cho người tham dục mạnh và cần phải tham cầu ý chỉ của một Tăng sĩ Nam Tông, người chuyên tu về pháp quán này. Trong Thanh Tịnh Đạo Luận chương 6 có nói về pháp quán này. (Chương VI: Định – Bất Tịnh Quán) và trong 8 quyển sách qúy Hòa thượng Thích Thiện Hoa cũng có dạy pháp này: (Quyển 5 Ngũ Đình Tâm Quán)

Tiếp tục đọc

Người Tu Tịnh Độ Không Nên Học Rộng Nghe Nhiều

Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Kết quả hình ảnh cho 讀書

Trong quá khứ, khi giảng học, tôi thường khuyên lơn, khích lệ các đồng học, đối với Tứ Hoằng Thệ Nguyện(*), trong thế gian này chúng ta chỉ học hai nguyện đầu, hai nguyện sau chúng ta chưa làm được. Chúng ta chỉ học hai nguyện trước, hai nguyện sau đến thế giới Cực Lạc mới viên mãn, đến thế giới Cực Lạc học rộng nghe nhiều. Tiếp tục đọc

Chuyện sư cụ vãng sinh – Thời nay biết chữ chỉ thêm loạn tâm thôi!

Hình ảnh có liên quan

Tôi xin kể về một ni sư đã vãng sinh ở gần nhà tôi. Vì một vài lý do tế nhị tôi xin không công khai danh tính cụ, mà thực sự cái chúng ta cần là bài học từ cuộc đời tu hành của cụ, còn việc biết cụ là ai bây giờ không phải là điều quan trọng nữa.

Tiếp tục đọc

BẤT TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN PHẨM

(Phần 40, Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh)
Hán dịch: 
Tam tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch vào đời Đường.
Việt dịch: 
Cư sĩ Hạnh Cơ, dịch tại Gia nã đại năm 2005.

Lúc bấy giờ Bồ-tát Phổ Hiền, sau khi khen ngợi công đức thù thắng của đức Như Lai,[1] bèn nói với chư vị Bồ-tát và Thiện Tài[2] rằng: Này thiện nam tử! Công đức của đức Như Laigiả sử tất cả các đức Phậtở mười phươngtrải qua số kiếp nhiều như vi trần[3], ở các cõi Phật nhiều không thể nói hết, diễn nói không ngừng về công đức ấy, cũng không thể nào nói hết được. Nếu muốn thành tựu được công đứcấy, cần phải tu tập mười hạnh nguyện rộng lớn. Mười hạnh nguyện ấy là gì?

Tiếp tục đọc

PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT DANH HIỆU LỢI ÍCH ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN KINH

(Vạn Tự Tục Tạng Kinh, quyển 1, kinh số 8)
Nguyên bản tiếng Hán:
http://www.jingtu.org/jtjl/wlsfmhj.htm
Hán dịch: Đời Tào Ngụy, Thiên Trúc Tam Tạng Khang Tăng Khải
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Xem tiếp trang 2

KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ

(Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng kinh, quyển 12, kinh số 367)
Ðại Ðường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (1) vâng chiếu dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán
Chứng nghĩa: Thượng Tọa Thích Nguyên Trí Viện Chủ Chùa Bát Nhã (Santa Ana)
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Xem tiếp trang 2

PHẬT THUYẾT THẬP VÃNG SINH A DI ĐÀ PHẬT QUỐC KINH

Nguyên bản Hán văn:
http://www.jingtu.org/jtjl/10wsj.htm
Hán dịch: Không rõ tên người dịch

Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Xem tiếp trang 2

Tà dâm, thủ dâm là đại bất hiếu

Hiếu kinh của Nho gia viết: “Thân thể, phát, phu, thọ chi phụ mẫu; bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã” nghĩa là “Thân thể, tóc da, nhận từ cha mẹ; không thể (tùy tiện) để bị thương tổn; đó là khởi đầu của hiếu đạo”.

Xem tiếp trang 2

Đừng để con, em tham học với Ma vương

Hình ảnh có liên quan

“…Tôi thường thấy các bậc cha mẹ hiện nay cho con trẻ tự do dùng các thiết bị số truy cập internet, xem truyền thông vv… đấy chính là chủ động đẩy trẻ vào con đường đọa lạc từ khi còn bé, hàng ngày chúng theo học các môn: Bạo lực – Tình dục – Lừa gạt – Cướp đoạt với “Ma vương Giải trí – Truyền thông – Internet”, chúng học đến quên ăn quên ngủ, khoảng vài năm sau thì học thành tài, môn nào cũng thông thạo. Khi nền tảng “ma công”  đã vững chắc, chúng không cần nghe ai dạy nữa! Tương lai chúng sẽ đi về đâu?…”

Xem tiếp trang 2

Loài thú được vãng sinh

trau_vang_sanh

Xem tiếp trang 2

Con cháu của Ma vương

Giảng: Hòa thượng Tuyên Hóa

Pháp môn Tịnh độ

Giảng: Hòa thượng Tuyên Hóa

Vì sao phải niệm Phật

Giảng: Hòa thượng Tuyên Hóa

Triệt Ngộ đại sư niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi

Hình ảnh có liên quan

Triệt Ngộ đại sư là Tổ thứ 36 dòng thiền Lâm Tế chính tông và là Tổ thứ 12 của Tịnh tông. Khi chưa xuất gia, Ngài họ Mã, tên thật là Tế Tinh, tên tự là Triệt Ngộ, hiệu là Mộng Đông. Ngài vãng sinh ngày 2/12 năm Gia Khánh thứ 15, triều Minh.

Xem tiếp trang 2

Làm thế nào hộ trì người già vãng sinh

Lão cư sĩ Lý Phúc Duyên vãng sinh ký

Pháp sư Định Hoằng khai thị về việc vãng sinh của thân mẫu

Bà nội pháp sư Định Hoằng vãng sinh

Ký thuật chuyện vãng sinh của cư sĩ Trung Vĩnh Xuân (ông nội pháp sư Định Hoằng)

Vì sao phải cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc?


(Xem tiếp trang 2)

Bồ tát Mã Minh khuyên tu Tịnh độ

Theo Tịnh Độ Thánh Hiền Lục
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm


(Mã Minh Bồ Tát, tranh Nhật Bản)

Mã Minh đại sĩ (馬鳴), tiếng Phạn gọi là As’vaghosa hay A Na Bồ Đề (阿那菩提). Ngài thuộc dòng dõi Bà La Môn ở nước Tang Kỳ Đa, xứ Đông Thiên Trúc. Sau khi Phật diệt độ 600 năm, ngài ứng thế xiển dương Phật pháp, nổi danh là bậc Đại Thừa Luận Sư.

Các truyền thuyết về ngài có nhiều điểm không đồng. Theo truyện Phú Pháp Tạng, Mã Minh Bồ Tát xuất gia ở xứ Trung Thiên Trúc, thông suốt các pháp ngoại đạo. Trí tuệ ngài sâu xa, tài biện luận như thác nước tuôn trào, người đương thời khó ai sánh kịp. Sau khi đắc pháp với tôn giả Phú Na Dạ Xa, làm vị Tổ thứ mười hai bên Thiền tông ngài du hóa ở thành Hoa thị nước Ma Kiệt Đà. Đại sĩ có tạo khúc nhạc nhiệm mầu tên Lại Tra Hòa La, âm điệu thanh nhã cảm thương, tuyên diễn về pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Bấy giờ có năm trăm vị vương tử trong thành nghe nhạc ấy liền tỉnh ngộ việc đời, bỏ nhà đi tu. Vua trong xứ sợ nhân dân nghe nhạc rồi xuất gia quá nhiều khiến thế nước suy yếu, bèn cấm chỉ không cho lưu hành nhạc khúc ấy. Tương truyền khi Đại sĩ gầy đàn thuyết pháp, bầy ngựa lắng nghe đều rơi lệ, kêu lên bi thương nên người đương thời mới tôn hiệu là Mã Minh.

Theo luận Thích Ma Ha Diễn, Mã Minh Đại Sĩ nguyên là một vị Phật, danh hiệu Đại Quang Minh. Khi ngài ứng tích ở xứ Thiên Trúc thị hiện làm vị Bồ tát chứng đến ngôi thứ tám Bất Động Địa.

Trong một đời hoằng pháp, Đại sĩ có trước thuật nhiều Phật điển. Tác phẩm Đại Thừa Khởi Tín Luận được các học giả đương thời cùng hậu lai ngợi khen là danh tác. Quyển luận này khái quát các yếu lý Đại Thừa, chỉ bày đường lối tu tập, kết thúc có đoạn khuyên cầu sinh Tây Phương Tịnh Độ như sau:

“Ở thế giới Ta Bà này, các hành giả sợ mình không thể thường gặp chư Phật, để gần gũi nghe pháp cúng dường. Và ngại tín tâm khó được thành tựu, e dễ bị thoái chuyển. Các chúng sinh ấy nên biết rằng, Đức Như Lai có phương tiện thù thắng để nhiếp hộ lòng tin. Đó là nhân duyên chuyên tâm niệm Phật, tùy nguyện cầu sinh về cõi Tịnh Độ tha phương, để thường được thấy Phật, lìa hẳn ba đường ác. Như trong Tu Đa La (kinh) nói: “Nếu kẻ nào chuyên niệm đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc phương Tây, đem căn lành mình tu hồi hướng nguyện về cõi ấy, tất sẽ được vãng sinh. Vì thường được thấy Phật, nên không còn lo bị thoái chuyển”.

Về sau, khi hóa duyên đã mãn, Mã Minh Đại Sĩ gọi tôn giả Ca Tỳ Ma La đến trao truyền chính pháp. Xong, ngài liền an lành nhập định, vào môn Long Phấn Tấn Tam Muội, cả thân hình bay vượt lên hư không, hiện ra tướng nhật luân sáng chói rồi liền hạ xuống, trở về bản vị và nhập Niết Bàn.

SINH CON, DẠY CON THEO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG – PHẦN III

Tập 1: Con cái trong thiên hạ đều có thể dạy tốt

Tập 2: Nhặt rau về ăn, sống cũng rất khỏe mạnh

Tập 3: Đút cơm cho cha mẹ ăn

Tập 4: Công việc gì cũng phải biết làm

Tập 5: Cả đời chỉ học một vị thày

Tập 6: Cách dạy con của ngàn đời nay

Tập 7: Hàn môn xuất quý tử

SINH CON, DẠY CON THEO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG – PHẦN II

 

Tập 1: CHA MẸ KHÔNG NGHIÊM KHÔNG THỂ DẠY CON

Tập 2: CHA MẸ TRƯỚC TIÊN PHẢI LÀM ĐƯỢC

Tập 3: BỒI DƯỠNG 7 LOẠI NĂNG LỰC

SINH CON, DẠY CON THEO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG – PHẦN I

Thai giáo: Phương pháp dạy con trong khi mang thai

Hải hội thánh hiền lục

Tấm gương tu học của các cao tăng cận đại

Phương pháp tu học Phật pháp

Giảng sư: Pháp sư Tịnh Không

PHẦN 1

PHẦN 2

PHẦN 3

PHẦN 4

PHẦN 5

PHẦN 6

PHẦN 7

PHẦN 8

PHẦN 9

PHẦN 10

PHẦN 11

Link download file mp3

http://voluongtho.vn/phapam/438-Phuong-Phap-Tu-Hoc-Loi-Khai-Thi-Cua-Phap-Su-Tinh-Khong.html

Tình yêu có chân thật?

Ái dục vô thường

  1. Người đời đa phần đều đắm chìm trong ái dục
    https://www.youtube.com/watch?v=JNhW9OU2Dt4
  2. Ái dục chẳng còn mãi
    https://www.youtube.com/watch?v=qK2mWzHbK_g
  3. Sắc dục là xiềng xích đau khổ
    https://www.youtube.com/watch?v=mcGDbPORtU0
  4. Buông bỏ thị dục, ái dục
    https://www.youtube.com/watch?v=mcGDbPORtU0
  5. Cần phải dứt trừ ái dục
    https://www.youtube.com/watch?v=4MjQYpUDLXA
  6. Cần đoạn ái dục
    https://www.youtube.com/watch?v=7icaG6zs9hc
  7. Tham ái là gốc khổ đau
    https://www.youtube.com/watch?v=v4hm78LB5N8
  8. Quả báo tà dâm
    https://www.youtube.com/watch?v=oWRCpzMqCts
  9. Trong thời đại này tâm phải định
    https://www.youtube.com/watch?v=3TfU5pW0ToI

Thọ Khang Bảo Giám 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

16 - Địa ngục ôm cột

Người giảng: Định Hoằng Pháp sư;
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ;
Giảng ngày 07 tháng 04 năm 2012, tại hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Á Châu Hồng Kông; (Pháp Hội Hộ Thế Tiêu Tai Giác Tỉnh Siêu Độ)

5 CÔNG ĐỨC CỦA GIỚI KHÔNG DÂM & 10 TAI HỌA – LO ÂU CỦA DÂM DỤC

Trích: Kinh Thọ giới Mười nghiệp lành
Dịch dựa theo bản kinh Hán/Việt của http://daitangkinh.net
Người dịch: PMNP

Buddha Painting - Siddhartha by Manisha Raju
(Xem tiếp trang 2)

Văn Xương Đế Quân răn sĩ tử

Văn Xương Đế Quân là vị thần chưởng quản công danh của kẻ sĩ, khi ở thế gian thần nhiều đời làm kẻ sĩ quân tử có tiết tháo, có nhiều thiện nghiệp trong việc giáo hóa nhân dân, do công đức tu hành nhiều kiếp nên khi chuyển thế được phong thần và  được giao việc theo dõi tài đức của các thí sinh để cất nhắc bảng vàng. Hiện nay trong dân gian còn lưu lại tác phẩm khuyến thiện ” Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn” rất nổi tiếng của ngài.

(Xem tiếp trang 2)

Những căn bệnh đáng sợ, hậu quả của tà dâm

Kết quả hình ảnh cho tà dâm

Xã hội ngày nay xuất hiện những trào lưu sống buông thả và phóng túng về tình dục, sự trinh tiết và thủy chung trong quan hệ vợ chồng đã mất đi tính thiêng liêng của nó. Việc buông thả tình dục: mại dâm, mãi dâm, matxa kích dục, chung chạ nhiều bạn tình, vv… đem lại nhiều hệ quả tiêu cực cho xã hội mà trong đó phải kể đến sự gia tăng những căn bệnh tình dục đáng sợ.

Tuy nền y học đã có những bước tiến mới nhưng vẫn phải bó tay trước nhiều căn bệnh và đặc biệt bệnh tật luôn đi trước sự tiến bộ của y khoa, nhiều căn bệnh nếu mắc phải đồng nghĩa với việc nhận án tử hình hoặc phải chịu những tổn thương vĩnh viễn không thể nào chữa khỏi.

(Xem tiếp trang 2)

Căn nguyên tổn thương – tác hại của dâm dục

Diễn giả: Bác sĩ Bành Tân

Chú Lợn quỳ trước chùa

Một chú lợn ở Trung Quốc quỳ trước chùa và không chịu đứng lên cho đến khi được nghe kinh.

Đức Phật cấm đệ tử ăn tất cả các loại thịt

Lợi ích của ăn chay

Sắc thân vô thường

 

Ngụ ngôn Phật giáo

Lão cư sĩ Trần Quang Biệt vãng sinh biết trước ngày giờ

Trích Lợi Ích Của Sự Niệm Phật
H.T. Tịnh Không giảng
Một nhóm Diệu Âm cư sĩ dịch, 12-2003

buddha-statue-monk-mummy-537x358

Nếu bạn muốn hỏi vãng sanh có thật không? Thật đó, một tí gì cũng không phải giả. Trong đời tôi thấy tận mắt mười mấy người đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Còn những người nghe nói vãng sanh thì không biết là bao nhiêu mà kể. Gần đây nhất, khoảng hai năm nay, không đến hai năm, lão cư sĩ Trần Quang Biệt là vị lâm trưởng nhiệm kỳ trước của Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba. Bạn hãy xem ông ta vãng sanh, đây là người chúng ta đã nhìn thấy tận mắt, các bạn đồng học trong chúng ta đều có đi hộ niệm cho ông. Lúc lão cư sĩ hơn tám mươi tuổi thì thân thể yếu dần rồi sanh bịnh. Nói thật ra, khi sanh bịnh thì ông mới hết lòng học Phật, khi ông chưa bịnh thì không có học Phật. Ông là một nhà kinh doanh ngân hàng, ngày ngày đều bận rộn công việc làm ăn, không có thì giờ đọc kinh và cũng không có thì giờ nghe kinh.

Sau khi mang bịnh thì không có cách nào khác phải ở nhà dưỡng bịnh, mỗi ngày nằm trên giường nhàn rỗi. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên gởi những băng video giảng kinh của chúng ta đến tận nhà cho ông. Mỗi ngày ông đều xem, càng xem càng thích thú. Ông mỗi ngày xem tám giờ đồng hồ, thời giờ còn lại thì niệm A Di Đà Phật. Trải qua thời gian 2 năm, không dài lắm, thì ông đã thành công. Một ngày nọ ông nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên rằng ông sẽ vãng sanh về Cực Lạc. Lý cư sĩ nói với ông rằng lúc bấy giờ ông không thể vãng sanh được. Lúc bấy giờ công việc ở Cư Sĩ Lâm còn chưa ổn định, chỉ cần ông còn sống thì sức ảnh hưởng của ông vẫn còn, cho nên hy vọng là ông ở lại để tiếp tục giúp đỡ. Ông Trần đồng ý và nói vậy thì ông sẽ đợi thêm hai năm nữa.

Hai năm sau đó, trong kỳ họp sau cùng, Cư Sĩ Lâm tổ chức bầu cử cho [ban chấp hành] nhiệm kỳ mới. Hôm đó ông ngồi xe lăn đến tham dự, tôi cũng có mặt trong buổi họp. Đây là lần cuối cùng ông đến Cư Sĩ Lâm. Sau khi ra về, tôi nghe người nhà của ông kể lại, có một hôm ông viết ‘mồng bảy tháng tám’ trên khoảng trống viền quanh tờ báo, ông viết hết mười mấy lần ‘mồng bảy tháng tám’. Người nhà ông không ai dám hỏi, cũng không ai biết là việc gì; đúng ngay ngày mồng bảy tháng tám hôm đó ông vãng sanh. Cách ba tháng trước, ba tháng trước ngày ông vãng sanh thì ông đã biết ngày giờ ra đi rõ rõ ràng ràng. Mồng bảy tháng tám, ba tháng trước đã viết ra hết mười mấy lần. Đây là ‘dự tri thời chí’ (biết trước ngày giờ vãng sanh)!

Từ lúc ông sanh bịnh bắt đầu nghe kinh niệm Phật cho đến khi ông vãng sanh là khoảng bốn năm. Sau khi ông vãng sanh, Cư Sĩ Lâm ở Tân Gia Ba xuất hiện ra một việc rất kỳ lạ. Sau khi việc này xảy ra có một hôm, cư sĩ Đỗ Mỹ Tuyền lại Niệm Phật Đường kiếm tôi; trước đó tôi không quen biết bà. Việc gì đã xảy ra? Rất nhiều oan gia chủ nợ của lão cư sĩ Trần Quang Biệt đến Cư Sĩ Lâm. Những người này không phải người còn sống, đều là quỷ, rất là nhiều. Số oan gia chủ nợ này trước đó vốn là ở nhà ông Trần, nhưng ông Trần mỗi ngày nghe kinh niệm Phật nên họ không dám phá khuấy ông. Nghe kinh niệm Phật có thần hộ pháp cho nên tuy là số oan gia chủ nợ này vây quanh kế bên nhưng không dám làm hại ông. Sau khi nhìn thấy ông Trần vãng sanh họ đều cảm động.

Cho nên họ đi theo pháp sư, chúng tôi phái pháp sư mỗi ngày lại trợ niệm cho ông, một nhóm bốn vị pháp sư luân phiên nhau. Số oan gia chủ nợ này đi theo mấy vị pháp sư này về đến Cư Sĩ Lâm. Họ nói thần hộ pháp ở Cư Sĩ Lâm không ngăn cản và nói rằng họ đến không có ý phá rối mà đến để xin quy y. Họ nói sau khi thấy ông Trần vãng sanh họ rất hoan hỷ nên đến để xin quy y. Lúc đó tôi đang ở Hương Cảng, hình như là thầy Toàn gọi điện thoại cho tôi và nói nhóm quỷ này xin quy y, tôi nói với thầy mau mau cho họ quy y.

Sau khi quy y họ muốn nghe kinh. Các pháp sư ở Cư Sĩ Lâm mới nói với họ rằng lầu bốn là Niệm Phật Đường, lầu năm là Giảng đường, mỗi ngày đều có pháp sư ở đó giảng kinh. Họ nói ‘ánh sáng’ ở lầu năm quá mạnh họ chịu không nổi. Sau khi thương lượng thì chúng tôi mở truyền hình ở lầu một và lầu hai. Họ yêu cầu nghe kinh Địa Tạng, cho nên chúng tôi vặn máy truyền hình suốt ngày 24 giờ để băng video cho họ nghe. Họ thích nghe kinh Địa Tạng và kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Họ thích nghe hai bộ kinh này nhất, sau khi nghe xong thì họ ra về. Đây là chuyện kỳ lạ đã xảy ra.

Sau đó mấy ngày, hình như là một tuần, thì cư sĩ Đỗ Mỹ Tuyền đến kiếm tôi để thuật lại chuyện quỷ nhập vào thân bà. Bà nói lúc đó bà mê ngất đi, sau khi hôn mê thì cái gì cũng không biết. Lúc tỉnh dậy người khác nói lại cho bà biết rằng bà đã bị ‘nhập’ hết hơn một giờ, một câu bà cũng không biết bà đã nói cái gì. Nhưng người nhà của bà không tin, nhất là em trai của bà, hắn nói chuyện này không đáng tin tí nào. Sau đó nghe nói hắn bị tám con quỷ đánh hết một trận, đánh xong còn xô hắn ta vô ống thoát nước ở bên đường. Hắn bị thương nặng phải nằm xe cứu thương vô bịnh viện cứu cấp. Hắn báo cảnh sát và nói là hắn bị bảy hoặc là tám người đánh bị thương. Kết cục khi cảnh sát đến để điều tra, hỏi thăm những người chung quanh, những người chung quanh này nói không phải, tự mình hắn đi lảo đảo rồi té xuống ống thoát nước, không có ai đánh hắn hết. Bảy tám con quỷ đánh hắn, kể từ đó hắn mới tin, cả nhà đều tin hết. Đỗ Mỹ Tuyền bị quỷ nhập, nhờ đó mà cả nhà được độ.

A Di Đà Phật.

Dục hải hồi cuồng_Ngăn cơn sóng dục

Tác giả: Chu An Sỹ
Việt dịch và Chú giải: Nguyễn Minh Tiến

DS085

(Xem tiếp trang 2)

Giới dâm- Kinh phạm võng bồ tát bản giảng ký

Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

DS022

(Xem trang 2)

Bất tịnh quán và vô thường quán trừ tà dâm

PHẬT THUYẾT ƯU ĐIỀN VƯƠNG KINH- Phá trừ sự mê đắm sắc thân

Hán dịch: sa môn Thích Cự đời Tây Tấn
Việt dịch: chưa rõ

duc-phat-thich-ca-45

(Xem trang 2)